Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2020
Vui lòng chờ 0 giây...
Cuộn xuống hoặc nhấp vào đây để chuyển đến liên kết
Chúc mừng! Liên kết được tạo

TCVN 2737:2023 thay thế TCVN 2737:1995.

Điều 11 và Phụ lục G của TCVN 2737:2023 thay thế Phụ lục M của TCVN 5574:2018.

TCVN 2737:2023 do Viện Khoa học công nghệ xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tải trọng, tác động và các tổ hợp của chúng dùng trong tính toán kết cấu của nhà và công trình theo các trạng thái giới hạn nhóm 1 (thứ nhất) và nhóm 2 (thứ hai) phù hợp với TCVN 9379.

Tải trọng động đất và tổ hợp tải trọng có tải trọng động đất được quy định trong TCVN 9386.

Các tác động địa kỹ thuật được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế nền nhà và công trình, cũng như các tiêu chuẩn khác về địa kỹ thuật có liên quan.

Các tải trọng xuất hiện trong quá trình thi công và sử dụng công trình, cũng như trong quá trình chế tạo, bảo quản và vận chuyển kết cấu xây dựng, cũng cần được kể đến khi thiết kế.

Các tải trọng và tác động khác không nêu trong tiêu chuẩn này (các tải trọng công nghệ đặc biệt; tải trọng rung do tất cả các loại phương tiện giao thông; tải trọng do tích tụ bụi công nghiệp; tác động do độ ẩm, co ngót, v.v...) được quy định trong các tiêu chuẩn khác về thiết kế kết cấu và nền hoặc trong nhiệm vụ thiết kế hoặc trong các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành.

Định nghĩa về các loại tải trọng theo TCVN 2737:2023

Xem các mục:
  1. 3.1.11. Tải trọng thường xuyên (permanent load), G
  2. 3.1.12. Tải trọng tạm thời (variable load), Q
  3. 3.1.13. Tải trọng tạm thời dài hạn (long-term variable load), QL
  4. 3.1.14. Tải trọng tạm thời ngắn hạn (short-term variable load), Qt
  5. 3.1.15. Tải trọng đặc biệt (accidental load), A

2. Phân loại tải trọng

Xem thêm các định nghĩa tại mục 5

a) 5.3. Tải trọng thường xuyên G:
  1. tải trọng bản thân (Dead)
  2. tải trọng hoàn thiện sàn (SDL)
  3. tải trọng tường xây (WL)
b) 5.4. Tải trọng tạm thời dài hạn QL:
  1. tải trọng sàn khu vực kho theo Bảng 2 (Live2)
  2. tải trọng lớp nước trên mái, bể nước mái, bể nước,… (Water)
  3. tải trọng của thiết bị cố định (Machine)
c) 5.5. tải trọng tạm thời ngắn hạn Qt:
  1. hoạt tải sử dụng theo các bảng 4 (Live4), bảng 5 (Live5)
  2. tải trọng gió (WX, WY)
d) 5.6. tải trọng đặc biệt A
  1. tải trọng động đất (EQX, EQY)

3. Tổ hợp tải trọng TCVN 2737:2023

6.2.(a). Các tổ hợp cơ bản của tải trọng, bao gồm các tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn. Các tổ hợp cơ bản có thể được biểu diễn bằng công thức tổng quát:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động

Trong đó:

  • ký hiệu “+” có nghĩa là “tổ hợp với
  • Gk,i: giá trị tiêu chuẩn của tải trọng thường xuyên thứ i
  • Qk,L,j: giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tạm thời dài hạn thứ j
  • Qk,t,m: giá trị tiêu chuẩn của tải trọng tạm thời ngắn hạn thứ m
  • γf,i: hệ số độ tin cậy về tải trọng của tải trọng thường xuyên thứ i theo Bảng 1:
    • Dead: 1.1
    • SDL: quy về 1.2 (do các lớp vật liệu có hệ số tin cậy khác nhau)
    • BL: quy về 1.2 (do các lớp vật liệu có hệ số tin cậy khác nhau)
  • γf,j: hệ số độ tin cậy về tải trọng của tải trọng tạm thời dài hạn thứ j theo Bảng 3:
    • Live2: 1.2
    • Water: 1.0
    • Machine: 1.05
  • γf,m: hệ số độ tin cậy về tải trọng của tải trọng tạm thời ngắn hạn (Live…) thứ m
    • các tải trọng theo bảng 4 (Live4): lấy γf = 1.3 (theo 8.3.5)
    • các tải trọng theo bảng 5 (Live5): lấy γf = 1.2 (theo 8.5.5)
  • ψL,j: hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời dài hạn thứ j

6.3. Đối với các tổ hợp cơ bản và đặc biệt, trừ các trường hợp nêu trong TCVN 9386:2012 và trong các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và nền, giá trị hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời dài hạn ψL được lấy như sau:

ψL,1 = 1.0; ψL,2 = ψL,3 = … = 0.95

    • ψL,1: hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời dài hạn chủ đạo (theo mức độ ảnh hưởng)
    • ψL,2, ψL,3, …: hệ số tổ hợp của các tải trọng tạm thời dài hạn còn lại
  • ψt,m: hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời ngắn hạn thứ m

6.4. Đối với các tổ hợp cơ bản theo công thức (1), giá trị hệ số tổ hợp của các tải trọng tạm thời ngắn hạn ψt được lấy như sau:

ψt,1 = 1.0; ψt,2 = 0.9; ψt,3 = ψt,4 = … = 0.7

    • ψt,1: hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời ngắn hạn chủ đạo (theo mức độ ảnh hưởng)
    • ψt,2: hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời ngắn hạn thứ 2
    • ψt,3, ψt,4, …: hệ số tổ hợp của các tải trọng tạm thời ngắn hạn còn lại
  • γn: hệ số tầm quan trọng công trình (xem lục H – các định nghĩa trong phụ lục H xem thêm QCVN 03:2022/BXD)
    • công trình C1: γn = 0.87
    • công trình C2: γn = 1.0
    • công trình C3: γn = 1.15
    • công trình cao hơn 250m, nhịp mái lớn hơn 120m: γn = 1.2

6.2.(b). Các tổ hợp đặc biệt của tải trọng, bao gồm các tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn, tạm thời ngắn hạn và một trong các tải trọng đặc biệt. Các tổ hợp đặc biệt có thể được biểu diễn bằng các công thức tổng quát:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động
  • Ad: giá trị tính toán của tải trọng đặc biệt
  • các đại lượng khác lấy như trong công thức (1)

6.5. Đối với tổ hợp đặc biệt theo công thức (2), các giá trị hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời ngắn hạn ψt được lấy như sau:

ψt,1 = 0.5; ψt,2 = ψt,3 = … = 0.3

3.a. Tổ hợp tải trọng TCVN 2737:2023 theo trạng thái giới hạn thứ I (kiểm tra bền, chịu lực)

Từ những diễn giải trên, mình tổng hợp được các trường hợp tổ hợp tải trọng như sau:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động

Chú ý:
Hệ số γn sẽ thay với cấp hiệu quả công trình tương ứng.

  • Theo mục 6.1 và Chú thích 1 (mục 6.2) về nguyên tắc xác định các tải trọng thành phần được xét đồng thời cho tình huống tính toán cụ thể. Mình xin phép lấy hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời ngắn hạn đều bằng 1.0 để lấy được tổ hợp lớn nhất khi xảy ra trường hợp tất cả các tải trọng xuất hiện tại cùng một thời điểm.
  • Tổ hợp tải trọng tạm thời ngắn hạn: vai trò chủ đạo của hoạt tải sử dụng (Live…) và tải trọng gió (W…) được hoán đổi
  • Theo mục 1 (Phạm vi áp dụng) và mục 6.3: tải trọng động đất và tổ hợp có tải trọng động đất được quy định trong TCVN 9386:2012.
  • Hệ số tổ hợp đối với tải trọng tạm thời ngắn hạn thông thường lấy theo bảng 3.4:
    • Live2: Khu vực kho lấy bằng 0.8
    • Live5: Khu vực giao thông, lấy bằng 0.6 khi trọng lượng xe ≤ 30KN
    • Live4: khu vực nhà ở, văn phòng, lấy bằng 0.3

3.b. Tổ hợp tải trọng TCVN 2737:2023 theo trạng thái giới hạn thứ II (kiểm tra biến dạng, võng, nứt)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động
  • η: hệ số giảm của tải trọng tạm thời ngắn hạn
  • Theo mục 5.4: Thuật ngữ “giá trị tiêu chuẩn giảm của tải trọng tạm thời ngắn hạn” trong tiêu chuẩn này tương đương với khái niệm “phần dài hạn của tải trọng tạm thời tiêu chuẩn” nêu trong TCVN 2737:1995
  • Live4: theo mục 8.3.3. Giá trị tiêu chuẩn giảm qk,qper của các tải trọng tạm thời ngắn hạn phân bố đều nêu trong Bảng 4 lấy bằng các giá trị qk,t nêu trong Bảng 4 (trừ các khu vực B5 và H) nhân với hệ số giảm η = 0.35, nếu trong các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và nền không quy định giá trị khác tùy thuộc vào tình huống tính toán đang xét.
  • Live5: theo mục 8.5.4. Giá trị tiêu chuẩn giảm qk,qper của các tải trọng tạm thời ngắn hạn phân bố đều nêu trong Bảng 5 lấy bằng các giá trị qk,t nêu trong Bảng 5 nhân với hệ số giảm η = 0.6 cho khu vực F, η = 0.35 cho khu vực G, và η theo nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở các giải pháp công nghệ cho khu vực G1, nếu trong các tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu và nền không quy định giá trị khác tùy thuộc vào tình huống tính toán đang xét.

Tải về TCVN 2737:2023.pdf (gốc)

TCVN_2737_2023_[Goc].pdf 26.9mb

Tải về TCVN 2737:2023.doc (word)

TCVN_2737_2023.doc 6.6mb

Trên đây là tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:2023 về tải trọng và tác động.

Tôi là Nhật Nguyễn, một kỹ sư xây dựng. Nhưng thích tìm hiểu về mã nguồn lập trình web ☏.